Tràn sự cố được xây dựng để xả lũ vượt thiết kế nhằm tránh sự cố có thể xảy ra đối với cụm công trình đầu mối và đảm bảo an toàn cho hồ chứa
Thời gian cập nhật: 02/01/2020
Phần lớn các đập đất ở nước ta được thiết kế, thi công trong khoảng 30 đến 40 năm trước đây nên yêu cầu về thiết thấp (lũ nhỏ). Ngày nay do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (biến đổi khí hậu, thay đổi thảm phủ...) làm cho thời tiết cực đoan, mưa lớn, lũ lớn dẫn đến gây ra nước tràn đỉnh đập. Hầu hết các đập nhỏ không đáp ứng được tiêu chuẩn lũ hiện nay, khả năng nước tràn qua đỉnh đập khi có lũ là rất lớn.
Để tăng khả năng tháo lũ, cùng với việc nghiên cứu mở rộng tràn chính, nâng cao trình đỉnh đập, người ta còn nghiên cứu tràn sự cố tháo kết hợp với tràn chính để giảm giá thành công trình tràn xả lũ.
ICC2 giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Thị Hương "Điều tiết lũ theo cơ chế vỡ của đập tràn sự cố hồ chứa nước Yên Lập – Quảng Ninh"
Bài báo trình bày kết quả tính toán mô phỏng cơ chế vỡ của đập tràn sự cố hồ chứa nước Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh bằng mô hình toán EMBANK. Từ đó làm căn cứ tính toán điều tiết lũ xác định mực nước trong hồ chứa, kiểm tra sự an toàn của cụm công trình đầu mối.