Theo đồ án thiết kế, nên bản chân công trình đầu mối Cửa đạt bao gồm đầy đủ các đới phong hoá khác nhau của đá nền. Đối với các đới đá phong hoá vừa - đá tươi, việc xử lý nền được thực hiện bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng, tuy vậy với đá phong hoá mạnh, hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là vấn đề chưa được kết luận. Khu vực bờ trái đập với sự tồn tại của đới đá phong hoá mạnh có chiều dày lới, trung bình 40 - 50m, việc lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp được xem xét, trong đó có cả giải pháp khoan phụt bằng vữa xi măng, do hiệu quả kinh tế của giải pháp này. Với giải pháp khoan phụt bằng vữa xi măng, Bộ NN&PTNT đã có quyết định số No: 38QĐ/BNN-XD, ngày 7/1/2005, cho phép thực hiện phụt thí nghiệm trước khi chọn giải pháp cuối cùng cho công tác xử lý nền trong đá phong hoá mạnh công trình đầu mối Cửa Đạt.
ICC2 giới thiệu bài viết: THÍ NGHIỆM KHOAN PHỤT XỬ LÝ NỀN ĐÁ PHONG HOÁ MẠNH ĐẬP CHÍNH CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠT BẰNG CÔNG NGHỆ PHỤT ÁP LỰC CAO của Tiến sỹ: Phan Sỹ Hùng Thanh - PGĐ xí nghiệp Tư vấn Địa Kỹ Thuật.
Mục đích của công tác thí nghiệm khoan phụt gồm:
- Xác định được chất mượng của màng chống thấm trong đới đá phong hoá mạnh, gồm hiệu quả của phạm vi phụt và tính thấm, trên cơ sở kết quả phụt có thể kiến nghị độ sâu bố trí bản chân thích hợp.
- Xác định khả năng nâng cao sức chịu tải của đá nền sau khi tiến hành khoan phụt, thông qua công tác lấy mẫu thí nghiệm và công tác đo địa chấn hố khoan trước và sau khi thí nghiệm. Đồng thời có kết hợp xác định khả ngăng chịu kéo của thép néo trong đới đá phong hoá mạnh, thông qua việc khoan, đặt và kéo thép néo tại khu thí nghiệm.
Xem chi tiết tài liệu tại đây: /images/ckeditor/files/TNKP%20xi%20mang%20vao%20nen%20da_PSHT.pdf
Một số hình ảnh trên công trình Cửa Đạt