Đánh giá nghiên cứu các phương pháp xử lý đất yếu đã và đang áp dụng ở đồng bằng sông Cửu Long
Thời gian cập nhật: 07/11/2019
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu xây dựng cũng ngày càng cao. Tuy nhiên do thực tế các công trình xây dựng đều nằm trên khu vực có địa chất là đất yếu, có tính chất cơ lý không đủ đáp ứng tốt cho việc xây dựng công trình. Do đó, một số công trình đã xảy ra sự cố và một trong những nguyên nhân là do biện pháp xử lý nền không hợp lý, không kiểm soát được quá trình lún của đất nền theo thời gian. Đó cũng là lý do vì sao các đất vùng này cần được gia cố trước khi xây dựng theo hướng gia tăng tính chất cơ lý đảm bảo tính ổn định, kinh tế và tiến độ xây dựng. Vì vậy việc đánh giá thực trạng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đất yếu vừa nêu là hết sức cần thiết, không chỉ góp phần vẽ nên bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà còn rút ra được các kinh nghiệm, các hướng nghiên cứu thích hợp cho ĐBSCL để giải quyết các vấn đề kỹ thuật tối ưu xử lý đất yếu cho các công trình trong tương lai, hướng tới sự phát triển bền vững của các công trình.
ICC2 giới thiệu bài viết của tác giả Lâm Nguyệt Duyên, Võ Thị Thùy Trang, Nguyễn Thanh Ngà
Bài viết trình bày các nghiên cứu xử lý nền đất yếu ở ĐBSCL từ các nguồn tài liệu tin cậy (bài báo, đề tài đã nghiệm thu, các luận văn,..) và khảo sát chuyên gia, từ đó đánh giá thực trạng nghiên cứu đã và đang được ứng dụng ở lĩnh vực xử lý đất yếu. Đồng thời bài viết cũng đưa ra các hướng mới chưa được áp dụng và có tiềm năng áp dụng, cần được nghiên cứu nhiều hơn để có thể đưa vào thực tế cho ĐBSCL nói riêng và các khu vực có điều kiện tương tự nói chung.