- Siêu đập Tam Hiệp bị đe dọa bởi ‘thế lực’ khủng khiếp, quân đội Trung Quốc phải lập tức vào cuộc
- 6 anh em thủy điện Tam Hiệp 'khủng gấp 9 lần' nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới
- Danh tính 'ông trùm' đứng đằng sau siêu đập Tam Hiệp: Còn sở hữu 4 'quả bom nước' lớn nhất thế giới
- Siêu đập Tam Hiệp không chỉ phát điện khủng mà còn kiếm tiền nhiều nhờ nguồn thu này
Theo thời báo Hoàn Cầu, chính phủ Trung Quốc sẽ xây dựng một dự án thủy điện trên sông Yarlung Zangbo, một trong những con sông lớn trên khu vực cao nguyên Tây Tạng chảy xuống khu vực thấp hơn ở Ấn Độ và Bangladesh. Nếu xây xong đây sẽ là một siêu đập có thể cung cấp điện nhiều gấp 3 lần siêu đập Tam Hiệp hiện nay.
Thông tin về siêu dự án này được đưa ra rõ ràng trong các đề xuất xây dựng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-25) và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 được đưa ra vào cuối năm 2020 của chính phủ Trung Quốc.
Theo các khảo sát, dòng chính của sông Yarlung Zangbo nguồn nước phong phú nhất ở Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc. Nó có trữ lượng thủy điện khoảng 80 triệu kilowatt giờ (kWh), trong khi đoạn dài 50 km của Yarlung Zangbo Grand Canyon có tới 70 triệu kWh. Khi xây dựng xong, siêu đập Yarlung Zangbo có thể lắp đặt hệ thống điện với tổng công suất lên tới 60.000 MW gấp gần 3 lần con số 22.400 MW của siêu đập Tam Hiệp.
Theo các chuyên gia Trung Quốc việc khai thác thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo không chỉ là một dự án thủy điện. Nó cũng có ý nghĩa đối với môi trường, an ninh quốc gia, mức sống, năng lượng và hợp tác quốc tế. Nhà máy thủy điện mới này có thể tạo ra thu nhập 20 tỷ Nhân Dân Tệ (3 tỷ USD) hàng năm cho Khu tự trị TDây Tạng.
Theo các chuyên gia việc khai thác siêu đập Yarlung Zangbo với nhà máy công suất 60.000 MW có thể cung cấp 300 tỷ kWh điện sạch, tái tạo và không carbon hàng năm. Dự án sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu của Trung Quốc là đạt mức phát thải carbon cao nhất trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
Tuy nhiên, dự án siêu đập Yarlung Zangbo không đơn giản như đập Tam Hiệp chỉ chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Dòng sông Yarlung Zangbo trở thành sông Brahmaputra khi chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể làm giảm an ninh nguồn nước của Ấn Độ khi nó sẽ là một quả bom nước lơ lừng trên cao có thể gây ra những trận lũ lụt khổng lồ trong trường hợp xấu xảy ra hoặc lưu trữ nguồn nước gây ra hạn hán ở phía dưới hạ nguồn của Ấn Độ và Bangladesh.