Ứng dụng công nghệ trong thoát nước, chống ngập: Nhiều tiện ích
Thời gian cập nhật: 25/08/2019
Ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, minh bạch các thông tin phục vụ người dân đã và đang được Hà Nội áp dụng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Trong đó, công tác tiêu thoát nước và chống ngập trên địa bàn đang được cải thiện đáng kể khi Công ty Thoát nước Hà Nội đưa vào sử dụng Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước tự động.
Điều hành, ứng trực kịp thời
Trước đây, phạm vi phục vụ thoát nước đô thị của Công ty Thoát nước Hà Nội chỉ bao gồm 12 quận. Từ năm 2016, Công ty được mở rộng phạm vi phục vụ thoát nước tới địa bàn của 17 thị trấn và các quốc lộ, tỉnh lộ trên toàn TP. Địa bàn quản lý rộng, nên để nắm bắt kịp thời diễn biến mưa bão nếu thực hiện bằng phương pháp thủ công thì hiệu quả sẽ không cao. Do vậy, Công ty quyết tâm hình thành Trung tâm Điều hành hệ thống thoát nước Hà Nội vào năm 2016. Từ đó, số hóa công tác quản lý, minh bạch các thông tin phục vụ người dân và tình hình thực tế phát triển phạm vi phục vụ hệ thống thoát nước. Đây được coi là bước đột phá trong việc giải quyết năng lực của hệ thống thoát nước Hà Nội.

Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước Hà Nội hình thành giúp nâng cao công tác điều hành chống úng ngập trên địa bàn TP. Ảnh: Vũ Cúc
Với những thiết bị giám sát thoát nước hiện đại nhất, các thông số về lượng mưa, mức độ ngập, lưu lượng nước... đều được cập nhật tự động liên tục 24/24 giờ. Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ Công ty Thoát nước Hà Nội Phạm Ngọc Toàn chia sẻ: “Khi có mưa, lượng mưa sẽ được cập nhật thường xuyên trên màn hình, tất cả các đơn vị trong Công ty đều có thể cập nhật hệ thống để nắm bắt tình hình, tổ chức ứng trực kịp thời”.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Lê Vũ Quảng Sương, việc có số liệu thực tế, chính xác là cơ sở quan trọng để các đơn vị có thể kiểm tra, kiểm soát được khả năng tiêu thoát ngoài hiện trường cũng như công tác vận hành trạm bơm, qua đó đưa ra những quyết định điều hành chống ngập theo hệ thống cho cả TP.
“Nhấp chuột” là biết điểm úng ngập
Bên cạnh công tác tiêu thoát nước khi mưa, việc khơi thông định kỳ dưới lòng cống nhỏ và cũ của Hà Nội giờ đây cũng đơn giản hơn nhờ sử dụng công nghệ. Những robot mang theo camera xoay 360 độ sục sâu vào lòng cống để quan sát rác, vật cản dòng chảy, từ đó việc sục xả sẽ được tiến hành để đảm bảo lòng cống thông suốt.
Đến nay, phạm vi giám sát mưa của Trung tâm đã phủ khắp trên địa bàn TP với 40 điểm đo mưa. Ngoài ra, 30 điểm đo mực nước tự động cũng được lắp đặt tại các vị trí quan trọng như cụm công trình đầu mối Yên Sở, các con sông thoát nước và một số hồ điều hòa có dung tích lớn như hồ Tây, hồ Linh Đàm, hồ Bảy Mẫu... nhằm đảm bảo công tác điều hành, điều tiết mực nước trên toàn hệ thống.
Đặc biệt, từ tháng 1/2017, các thông số từ Trung tâm đã được liên kết với cổng thông tin điện tử của TP để người dân có thể truy cập, biết các điểm úng ngập để phòng tránh khi tham gia giao thông. Ngoài ra, hệ thống thoát nước của 12 quận đã được số hóa và cập nhật lên bản đồ hệ thống thoát nước trên nền tảng GIS. Các thông số cơ bản của hệ thống thoát nước được cập nhật đầy đủ và là cơ sở để kiểm soát, đánh giá khả năng úng ngập cũng như lên kế hoạch duy tu, quản lý và lập dự án cải tạo các công trình chống úng ngập cục bộ. Với việc số hóa bản đồ hệ thống thoát nước, giờ đây chỉ cần "nhấp chuột", người dùng có thể biết chính xác trên từng tuyến phố cụ thể có bao nhiêu mét cống, đường kính cống to hay nhỏ, hướng chảy về đâu, có bao nhiêu ga thoát nước...
(Nguồn: http://kinhtedothi.vn)
Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến thời gian quy định, trong khi số lượng các nhà máy điện mặt trời dự kiến đưa vào vận hành là rất lớn (miền Bắc 6 dự án, miền Nam 54 dự án, miền Trung 28 dự án). Việc dồn dập thử nghiệm và cấp chứng nhận COD chỉ trong khoảng thời gian ngắn là thách thức không nhỏ với các đơn vị quản lý vận hành hệ thống điện. Ngoài ra, việc vận hành các nhà máy điện mặt trời cũng sẽ gặp không ít khó khăn do nguồn năng lượng này không ổn định về công suất phát.
Cụ thể, công suất nguồn năng lượng mặt trời thay đổi tức thời theo điều kiện thời tiết; các nhà máy trong cùng khu vực cùng có chung xu hướng biến động, dẫn đến sự thay đổi đồng thời lượng công suất lớn - tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định hệ thống điện. Việc vận hành các nguồn năng lượng tái tạo cũng phải đảm bảo không gây quá tải các đường dây, TBA, nhất là tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận...
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng EVN và các đơn vị trực thuộc đang tích cực phối hợp hỗ trợ các chủ đầu tư. A0 đã chủ động gửi công văn và hướng dẫn các chủ đầu tư, sớm cung cấp tài liệu, chuẩn bị đóng điện vận hành.
Đặc biệt, cuối tháng 3/2019, EVN đã tổ chức Hội nghị chuẩn bị vận hành các Nhà máy điện mặt trời, với mục đích trao đổi, lấy ý kiến các chủ đầu tư về dự thảo quy trình, thủ tục chạy thử, nghiệm thu và xác nhận ngày vận hành thương mại (COD) từng phần/cả nhà máy; đồng thời công khai minh bạch thông tin về hiện trạng vận hành lưới điện khu vực miền Trung, miền Nam, giúp các nhà đầu tư nắm rõ, phối hợp với ngành Điện đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn.
Cũng tại Hội nghị này, EVN đã chủ động kiến nghị giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ các khó khăn về quy trình, thủ tục đưa các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trước ngày 30/6/2019. Do khối lượng công việc rất lớn, nên EVN đề nghị các chủ đầu tư cần sớm cung cấp tài liệu kỹ thuật và đầu mối liên lạc cho các cấp điều độ theo quy định để phối hợp chuẩn bị đóng điện công trình; định kỳ ngày 15 hàng tháng cập nhật tiến độ gửi cấp điều độ có trách nhiệm điều khiển; kết nối và thử nghiệm chức năng điều khiển xa AGC với A0...
Ông Trần Đình Nhân - Tổng Giám đốc EVN khẳng định, các đơn vị thuộc EVN cũng sẽ phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019, để được hưởng mức giá ưu đãi theo quy định.
Các bài viết liên quan